Top 3 phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ đời sống sinh hoạt thường ngày của mọi người. Hàng ngày, có hàng triệu m3 nước thải được thải ra bên ngoài môi trường, chính vì thế việc xử lý nước thải sinh hoạt trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu. Để giải quyết vấn đề ưu tiên cấp bách này, các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản đã xuất hiện mang lại hiệu quả cao. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Top 3 phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản qua bài viết dưới đây nhé!

Nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thải sinh hoạt là một loại nước được hình thành nên từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người như tắm gội, giăt giũ, chùi rửa, nấu ăn…

Nước thải sinh hoạt có các đặc trưng như sau:

  • Nước chiếm 95-99% là thành phần cấu tạo chính có trong nước thải
  • Nước thải sinh hoạt thông thường có màu nâu hoặc đen, nước càng đục thì càng bị ô nhiễm nặng;
  • Trong nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 52% chất hữu cơ và khoảng 48% chất vô cơ;
  • Nước thải sinh hoạt chứa các vi rút, vi khuẩn gây các bệnh như thương hàn, kiết lị, bệnh tả… và có cả những vi khuẩn không có hại;
  • Trong nước thải có chứa các chất rắn. Đa số chất gây ô nhiễm ở trong nước thải đều được xem là chất rắn.

Tác hại của nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý cẩn thận mà xả trực tiếp ra ngoài môi trường sẽ gây ra những hệ quả vô cùng nghiêm trọng đến môi trường và con người:

  • Tác động lớn đến môi trường đất: Nước thải sinh hoạt khi ngấm vào lòng đất sẽ làm thay đổi các thành phần có trong đất và gây hại cho việc phát triển nông nghiệp, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng và hàm lượng dinh dưỡng có trong cây.
  • Tác động lớn đến bầu khí quyển: Các mùi hôi, thối từ nước thải sinh hoạt bốc lên sẽ làm cho thời tiết trở nên càng oi bức đặc biệt là vào mùa hè. Vì thế sẽ khiến cho sức khỏe của con người bị giảm sút, tăng nguy cơ mắc các bệnh về phổi, đường hô hấp.
  • Tác động đên nguồn nước: Các chất độc hại có trong nước thải sinh hoạt không được xử lý mà đổ thẳng ra các nguồn nước sông,suối, ao hồ… sẽ làm thay đổi cấu trúc và hàm lượng của các chất có ở trong nguồn nước. Nếu con người sử dụng nguồn nước này sẽ vô cùng nguy hiểm và có thể bị nhiễm độc.
Top 3 phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản
Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản đang là ưu tiên hàng đầu hiện nay

Top 3 phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản

Để hạn chế những tác hại của nước thải sinh hoạt đến chất lượng cuộc sống, Top 3 biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản đang được áp dụng như sau:

Xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản bằng bể tự hoại

Bể tự hoại hay còn được gọi các tên khác như phể phốt, hầm cầu… Đây là nơi tiếp nhận tất cả nước thải sinh hoạt hàng ngày từ việc vệ sinh, tắm giặt, chùi rửa… theo cống thoát nước dẫn vào bể. Bể tự hoạt được xây ở vị trí thấp thường là xây ngầm ở trong lòng đất để tránh gây ô nhiễm môi trường. Trình tự xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại được diễn ra theo 3 bước sau:

  • Bước 1: Nước thải sẽ được xả xuống ngăn chứa bên trong bể. Nơi đây sẽ diễn ra quá trình phân hủy các chất thải hữu cơ nhờ sử dụng men vi sinh hoạt hóa và các vi khuẩn yếm khí.
  • Bước 2: Nước và chất thải di chuyển qua ngăn lọc cho quá trình phân hủy tiếp theo cùng với các vi sinh vật yếm khí.
  • Bước 3: Các chất rắn lơ lửng được chuyển sang ngăn lắng. Các chất rắn không phân hủy được sẽ lắng xuống đồng thời nước sạch không chứa cặn sẽ thoát ra theo đường ống thoát nước.

Cấu tạo của bể tự hoại

Bể tự hoại thường được cáu tạo chia thành 3 ngăn:

Ngăn chứa: Là ngăn lớn nhất có chức năng chứa chất thải và nơi để chất thải có thể phân hủy thành bùn. Tại đây, chất thải rắn, chất hữu cơ ô nhiễm sẽ bị phân hủy và sinh ra các khí như NH3, CH4… còn các chất không thể phân hủy sẽ lắng xuống đáy, lượng bùn hình thành trong quá trình phân hủy sẽ được khí thải đẩy lên trên, tạo thành một lớp bùn nổi trở thành một môi trường yếm khí hoàn hảo cho bể tự hoại.

Ngăn lọc: Nước thải sau khi được xử lý ở ngăn chứa, các chất lơ lửng không phân hủy được và nước thải sẽ được chuyển sang ngăn lọc. Tại đây phần nước thải sẽ được đưa vào ngăn theo chiều chéo từ dưới lên để tăng độ tiếp xúc giữa vi sinh vật yếm khí và nước thải, nhờ vậy hiệu suất xử lý cũng nhanh hơn

Ngăn lóng: Sau khi qua hai ngăn xử lý trước, nước thải sẽ di chuyển qua ngăn cuối cùng. Tại ngăn lắng, toàn bộ các chất rắn, cặn lơ lửng và bùn sẽ lắng xuống phía bên dưới. Sau khi lắng xong, nước sạch sẽ theo hệ thống ống thoát nước ra ngoài.

Lưu ý:

Quá trình xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản bằng phương pháp bể tự hoại sẽ mất rất nhiều thời gian, ngoài ra sau một khoảng thời gian dài sử dụng bể có thể bị đầy do cặn hoặc do bùn lắng. Vì vậy cần phải tiến hành hút bể phốt  định kỳ để tránh tình trạng tắc nghẽn.

Với loại bể tự hoại truyền thống, nếu bị hư hỏng do nứt bể, hay nước thải bị rò rỉ thì rất khó để sửa chữa, khắc phục. Đồng thời khi sử dụng cần hạn chế các chất thải như: tóc, nilon, chất rắn,… rơi xuống. Các chất thải này sẽ gây cản trở đến việc xử lý nước thải sinh hoạt và khiến bể tự hoại nhanh đầy.

Top 3 phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản
Xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản bằng bể tự hoại

Xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản bằng module Jokaso

Module Jokaso là hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản được thiết kế theo dạng hợp khối. Đây là bể xử lý nước thải được chế tạo theo dạng hép kín, bên trong chia thành 5 ngăn tương ứng với mỗi giai đoạn xử lý nước thải bao gồm: Ngăn lắng, ngăn kỵ khí, ngăn hiếu khí, ngăn lưu trữ và ngăn khử trùng.

Quy trình xử lý nước thải bằng Module Jokaso:

Bước 1 – Ngăn lắng:  Nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý sẽ chảy vào ngăn lắng. Ở đây sẽ tiến hành loại bỏ các chất thải có kích thước lớn như bao bì, vỏ hộp, lá cây, giẻ lau…bùn và các chất thải rắn nặng sẽ lắng xuống còn các chất thải nhẹ khác như dầu mỡ sẽ và nước sẽ chảy sang ngăn thứ hai.

Bước 2 – Ngăn kỵ khí: Tại đây sẽ xảy ra quá trình khử nitrat dưới tác động của các sinh vật kỵ khí. Các hỗn hợp sẽ giúp tăng diện tích tiếp xúc giữa nước thải sinh hoạt với vi sinh vật để loại bỏ các chất cặn hữu cơ lơ lửng.

Bước 3 – Ngăn hiếu khí: Trong ngăn hiếu khí, quá trình Nitrat hóa lại xảy ra dưới tác động của các vi sinh vật hiếu khí. Giá thể được khuấy đảo liên tục nhờ máy thổi khí đặt ở đáy bể để tăng tối đa tốc độ xử lý.

Bước 4 – Ngăn lưu trữ:  Nguồn nước đã được xử lý sơ bộ sẽ được lưu trữ tại đây.

Bước 5 – Ngăn khử trùng: Ngăn này sẽ giúp loại bỏ 99.9% các vi rút, vi khuẩn, vi sinh vật có hại. Lúc này, nguồn nước đã qua xử lý đã có thể xả thải ra môi trường mà không còn chứa các mối nguy hại.

Lưu ý: Để tránh gây tắc nghẽn hoặc đầy, bể lắng của hệ thống Jokaso phải được xử ký định kỳ 1 năm 1 lần. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Jokaso hoạt động bằng điện năng mỗi năm với hộ gia đình 6-7 người tiêu thụ khoảng 300-500Kw/ năm.

Xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản bằng công nghệ ASBR

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản bằng công nghệ ASBR (viết tắt từ Advanced Sequencing Bath Reactor) là loại bể xử lý nước thải phản ứng nâng cao dựa trên quá trình phân hủy hữu cơ trong môi trường không khí và không có oxy. Bởi vì, những chất như Nito, Photpho,… trong nước thải sẽ được xử lý một cách triệt để.

Nguyên lý hoạt động của ASBR bao gồm các giai đoạn chính sau:

Giai đoạn xử lý: Nước thải vào đi vào bể xử lý ASBR thông qua một ống dẫn. Ở đây nước thải được xử lý thông qua quá trình phân hủy hữu cơ bởi các vi khuẩn kỵ khí. Vi khuẩn này tiêu thụ hữu cơ có trong nước thải và chuyển đổi thành các chất hữu cơ đơn giản như metan, CO2, axit và các chất thải hữu cơ khác.

Giai đoạn lắng đọng: Các chất còn lại trong nước thải như bùn và tạp chất được lắng đọng xuống đáy bể. Quá trình này giúp tách các chất lơ lửng ra khỏi nước thải.

Giai đoạn xả nước: Nước thải đã được xử lý trong bể ASBR được xả ra khỏi hệ thống thông qua một ống dẫn đến bể chứa hoặc hệ thống xử lý tiếp theo (nếu có). Sau đó đến khu vực khử trùng bằng tia cực tím.

Ưu điểm của phương án xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ ASBR:

  • Tiết kiệm chi phí đầu tư – Do hệ thống hoạt động theo mẻ nên các thiết bị không hoạt động 24/24h mà chỉ hoạt động một thời gian ngắn rồi lại tạm nghỉ.
  • Tiết kiệm chi phí bảo trì bảo dưỡng
  • Tiết kiệm diện tích
  • Hệ thống hoạt động đơn giản nên giảm thiểu được các sự cố khi vận hành.
Top 3 phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản
Top 3 phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản

Như vậy, với bài chia sẻ trên đây của CCEP, hy vọng độc giả có thể nắm rõ được thông tin từ khái niệm cho đến nguyên lý hoạt động của Top 3 phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản được ứng dụng nhiều nhất hiện nay. Nếu  muốn biết thêm thông tin về các công nghệ này, quý độc giả có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Hotline: 091.789.6633 (Mr. Minh)_Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật

Email: ccep.vn@gmail.com

5/5 - (1 bình chọn)