1. Đối tượng như thế nào thì phải làm lập giấy phép xả thải:
rn
Nghị định này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có các hoạt động liên quan đến việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
rn
rn
2. Trường hợp nào phải xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước?
rn
Tại điều 37 Luật Tài Nguyên Nước số 17/2012/QH13 quy định:
rn
rn
“Tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ thì không phải xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.”
rn
rn
Cụ thể, các trường hợp không phải lập giấy phép xả nước thải vào nguồn nước:
rn
Xả nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;
rn
Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 5 m3/ngày đêm và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ;
rn
Xả nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (không thuộc trường hợp trên) vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó;
rn
Xả nước thải nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa.
rn
3. Văn bản pháp luật quy định:
rn
Luật Tài nguyên nước được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/5/1998
rn
Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
rn
Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP
rn
Căn cứ Nghị định 34/2005/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
rn
Căn cứ thông tin 05/2005/TT-BTNMT hướng dẫn thi hành nghị định 34/2005/NĐ-CP.
rn
4. Cơ quan thẩm quyền phê duyệt giấy phép xả thải sẽ dựa theo lưu lượng nước khai thác xả thải/ngày.đêm:
rn
Đối với lưu lượng Xả thải từ 10-20 m3/ngày đêm sẽ do phòng Tài nguyên và Môi trường cấp quận (huyện) cấp phép.
rn
– Đối với lưu lượng Xả thải từ 20 m3/ngày đêm đến dưới 5000 m3/ngày đêm sẽ do sở Tài nguyên và Môi trường cấp phép.
rn
– Đối với lưu lượng Xả thải từ 5000 m3/ngày đêm trở lên sẽ do Bộ Tài nguyên và môi trường cấp phép.
rn
Tuy nhiên, giấy phép xả thải có thời gian nhất định, vì thế quý khách hàng có thể gia hạn giấy phép xả thải trước 3 tháng sau khi thời gian xả thải kết thúc.
rn
Để tìm hiểu chi tiết về việc xin giấy phép xả thải, quý khách hàng có thể tìm hiểu trong nghị định 149/2004/NĐ-CP và thông tư số 02/2005/TT-BTNMT hoặc có thể liên hệ với Mr. Minh – 0929.540.420 để được Tư vấn miễn phí.
rn
Thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng từ 20 m3/ngày đêm đến dưới 30.000 m3/ngày đêm đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản; với lưu lượng từ 20 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm đối với các hoạt động khác