Một hệ thống xử lý nước thải sẽ bao gồm các bể như: bể điều hòa, bể sinh học hiếu khí, kỵ khí, thiếu khí, bể lắng… Mỗi bể sẽ có một nhiệm vụ xử lý riêng, bể lắng phục vụ quá trình xử lý sơ cấp theo cơ chế vật lý. Dưới tác dụng của trọng lực các tạp chất lơ lửng có trong nước thải sẽ được loại bỏ.
rn
rn
Sự cố bùn nổi trên bể lắng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nếu không được khắc phục kịp thời bùn có thể tràn ra ngoài bể và những quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước sau xử lý. Cùng CCEP phân tích từng nguyên nhân và cách xử lý cụ thể cho trường hợp thường gặp.
rn
rn
1. Lượng bùn trong bể lắng quá tải
rn
Nguyên nhân:
rn
rn
Khi xây dựng bể lắng được tính toán, thiết kế để đáp ứng một mức công suất nhất định.
rn
rn
Trong trường hợp, các yếu tố thúc đẩy sự sinh trưởng phát triển vi sinh vật trong nước thải ở mức thuận lợi, vi sinh vật phát triển nhiều dẫn đến tình trạng lưu lượng bùn lớn ngoài khả năng xử lý của bể lắng, bùn nổi bên trên bề mặt bể lắng sinh học.
rn
rn
Nếu diễn ra ở bể lắng hóa lý, nguyên nhân có thể do pH, hóa chất trong quá trình keo tụ gặp vấn đề làm bông bùn sau kẹo tụ nhỏ không thể lắng.
rn
rn
Cách khắc phục:
rn
rn
+ Kiểm tra, tính toán lại lưu lượng nước thải, vận tốc nước trong ống lắng.
rn
rn
+ Kiểm tra lại các thông số ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật: DO, pH… điều chỉnh lại cho phù hợp.
rn
rn
+ Tăng số lần định kỳ hút bùn tại bể lắng. Có thể sử dụng thiết bị thu bùn trên bề mặt để giải quyết lượng bùn nổi.
rn
rn
+ Nếu các cách trên vẫn không có giải quyết được, nên xem xét việc cải tạo-nâng cấp bể lắng
rn
rn
+ Bể lắng hóa lý kiểm tra lại pH, hóa chất keo tụ điều chỉnh lại để tạo bông bùn đủ khả năng lắng.
rn
rn
2. Thời gian lưu bể lắng lâu
rn
Nguyên nhân:
rn
rn
Bùn trong bể lắng bao gồm bùn chứa vi sinh vật của bể sinh học.
rn
rn
Bể sinh học được thiết kế trong điều kiện tối ưu để vi sinh vật phát triển, khi bùn chuyển qua bể lắng trong điều kiện không được tối ưu và trong thời gian lưu lâu vi sinh sẽ chết nổi thành từng mảng to có màu xám đen, có mùi thối.
rn
rn
rn
rn
Cách khắc phục:
rn
rn
+ Tăng lượng bùn tuần hoàn từ bể lắng về bể sinh học.
rn
rn
+ Vớt bùn hoặc khuấy cho bùn lắng xuống sau đó hút bùn bể lắng về bể chứa bùn.
rn
rn
+ Hút bỏ bùn thải từ bể lắng thường xuyên.
rn
rn
3. Qúa trình Nitrat hóa diễn ra ở bể lắng
rn
Nguyên nhân:
rn
rn
Qúa trình Nitrat hóa diễn ra ở bể sinh học diễn ra không hoàn toàn, tại bể lắng quá trình này tiếp tục diễn ra.
rn
Qúa trình khử Nitrat đồng thời giải phòng khí N2. Khí N2 nổi trên bề mặt dạng bọt khí nhỏ kéo theo bùn nổi.
rn
rn
rn
rn
Cách khắc phục:
rn
rn
+ Kiểm tra lại nồng độ nitrat đầu vào của bể lắng.
rn
rn
+ Tăng lưu lượng bùn tuần hoàn về bể sinh học, tăng khả năng xử lý triệt để nitrat.
rn
rn
+ Tăng lượng DO trong bể hiếu khí.
rn
rn
+ Tính toán cải tạo-nâng cấp bể sinh học đồng thời tăng lưu lượng bùn tuần hoàn.
rn
rn
4. Vi khuẩn dạng sợi phát triển mạnh
rn
Nguyên nhân:
rn
rn
Vi sinh dạng sợi tồn tại trong môi trường nước thải, trong nhiều trường hợp chúng phát triển mạnh tạo ra các kết dính trong đó có cả việc kết dính các vật chất rắn có trong bể lắng.
rn
rn
Qúa trình kết dính làm tăng diện tích tiếp xúc, khối kết dính không thể tự lắng nổi trên bề mặt.
rn
rn
Cách khắc phục:
rn
+ Nếu vi sinh dạng sợi phát triển đang mức thấp có thể xử lý bằng cách giảm tải trọng nước thải, tăng pH nước thải đầu vào hoặc bổ xung thêm chủng vi sinh đặc thù tiêu diệt vi sinh dạng sợi.
rn
+ Trong trường hợp vi sinh dạng sợi phát triển ở mức bùng nổ. Cần hút bỏ, nuôi cấy lại hệ bùn mới cho hệ thống xử lý.
rn
CCEP chuyên nhận cải tạo-nâng cấp các bể xử lý nước với mức công suất đa dạng. Nhận xử lý triệt để các sự cố trong quá trình vận hành.
rn
Liên hệ: Mr. Minh (091.789.6633) để được tư vấn hỗ trợ