Hướng dẫn chi tiết thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 2024

Hướng dẫn chi tiết thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 2024

Xây dựng hệ thống nước thải là việc làm quan trọng và thiết thực nhất hiện nay, mối quan tâm hàng đầu của các hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ. Tình trạng ô nhiễm xuất phát từ nước thải sinh hoạt vô cùng nghiêm trọng nếu như không được xử lý kịp thời trước khi thải ra bên ngoài, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và hệ sinh thái môi trường tự nhiên. Vì vậy để lựa chọn thiết kế hệ thống xử lý nước thải phù hợp với thực tế là bước vô cùng quan trọng. Để CCEP hướng dẫn chi tiết thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 2024 dưới bài viết sau cho bạn nhé.

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt là gì?

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt được hiểu đơn giản là một tập hợp các công nghệ xử lý nước thải riêng lẻ, hợp nhất lại với nhau thành một tổng thể thống nhất. Mục đích chung của việc thiết kế hệ thống là giải quyết vấn đề nước thải sinh hoạt cho các khu dân cư, trung tâm thương mại, khách sạn hay một doanh nghiệp nào đó.

Nước thải sinh hoạt được phân ra hai loại:

  • Nước thải đen: Từ khu vực nhà vệ sinh do các chất bài tiết mà con người tạo ra như nước tiểu, chất dịch cơ thể…..
  • Nước thải xám: Từ các khu vực bếp, tẩy rửa như dầu mỡ, xà bông tắm, giặt, hóa chất tẩy rửa….

Nước thải sinh hoạt được đánh giá có những thành phần chứa chất hữu cơ phân hủy sinh học, các vi sinh vật có hại gây ra tình trạng ô nhiễm cao để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Vì vậy cần phải xây dựng, thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khẩn cấp để giải quyết vấn đề trên.

Hướng dẫn chi tiết thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 2024
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Lợi ích của thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Việc xây dựng, thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao và kết quả tốt cho quá trình xử lý nước thải. Dưới đây là những lợi ích đạt được của việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt là:

  • Xử lý phần nước thải ra sau quá trình sinh hoạt, sản xuất giúp tạo ra nguồn nước sạch đảm bảo an toàn môi trường tự nhiên xung quanh khu vực sinh sống cũng như sản xuất.
  • Nước thải sau khi được xử lý đảm bảo chất lượng nước đạt tiêu chuẩn đúng theo quy định của Bộ tài nguyên và môi trường.
  • Giúp cải thiện nguồn nước, khi xử lý được tái sử dụng cho các nhu cầu khác như tưới cây, tưới đường, biến nước ô nhiễm thành tài nguyên nước có thể dùng lại.
  • Hạn chế được các nguồn bệnh lây nhiễm nguy hiểm cho con người do vi khuẩn, virus độc hại có trong nước thải.
  • Không khí trong lành, không gây mùi hôi thối giúp cho đời sống của những người xung quanh các vùng xả thải được đảm bảo hơn.
Hướng dẫn chi tiết thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 2024
Nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý có thể tái sử dụng cho việc tưới cây

Yêu cầu thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Để thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đạt hiệu quả, dễ vận hành và tiết kiệm chi phí cần phải xây dựng hệ thống với những yêu cầu để tính toán như sau:

  • Nắm bắt xử lý được tối đa bao nhiêu tổng lượng nước thải để biết được nguồn nước thải phát sinh.
  • Công suất thiết kế phù hợp với lượng xả thải.
  • Đặc trưng ô nhiễm của nguồn nước thải đầu vào.
  • Tiêu chí đạt chuẩn chất lượng yêu cầu nước thải đầu ra theo quy định.
  • Diện tích để lắp đặt hệ thống xử lý nước thải.

Hướng dẫn thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Bước 1: Lên kế hoạch xem xét khảo sát hiện trạng

Trước khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải thì cần lên kế hoạch khảo sát. Đơn vị thi công sẽ liên hệ với chủ đầu tư để bàn bạc về thời gian, đi tới tận nơi khu vực để kiểm tra lượng nước thải ra cũng như mức độ ô nhiễm của nguồn nước cho môi trường xung quanh. Chốt địa điểm và thống nhất thời gian rõ ràng.

Bước 2: Khảo sát thực tế hiện trạng

  • Đơn vị thực hiện thiết kế sẽ tới tận nơi để lấy số liệu, mẫu nước thải về phân tích rồi tư vấn công nghệ phù hợp sẽ áp dụng cũng như chi phí.
  • Kiểm tra, ước tính lượng nước thải ra để xác định công suất thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhằm tránh rủi ro.
  • Lấy các số liệu tiêu chuẩn xả thải từ nhà đầu tư,
  • Kiểm tra mặt bằng, diện tích ở khu vực xả thải chung.

Bước 3: Trình bày các phương án thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp

Sau khi đã lấy số liệu cũng như xem xét hiện trạng thực tế thì đơn vị thiết kế sẽ trình bày các phương án tốt nhất cũng như đề xuất công nghệ phù hợp. Đơn vị thi công sẽ thuyết minh kỹ thuật, lập dự toán, báo giá, tính toán chi phí vận hành và sau đó đưa bản thiết kế minh họa sơ bộ cho chủ đầu tư dễ xem xét và hình dung.

Hướng dẫn chi tiết thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Bước 4: Duyệt phương án

Sau khi đơn vị thiết kế trình bày một số phương án tối ưu nhất, chủ đầu tư lựa chọn một phương án phù hợp với ngân sách cũng như tiêu chí đề ra và tiến hành ký kết hợp đồng cũng như đặt cọc để bắt đầu thi công.

Bước 5: Tiến hành thực hiện lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Đơn vị thiết kế tiến hành lắp đặt các thiết bị hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đồng thời đào tạo, hướng dẫn lại cho đội ngũ vận hành của chủ đầu tư. Sau khi xây dựng hoàn thành xong thì bàn giao, chủ đầu tư nghiệm thu và ghi nhận. Đơn vị thiết kế cam kết bảo hành, bảo trì theo thỏa thuận.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt mà các nhà đầu tư có thể tham khảo để lựa chọn đơn vị phù hợp, thiết kế xây dựng một hệ thống hiệu quả, đem lại nguồn nước sạch an toàn cho sức khỏe con người và môi trường xung quanh. CCEP chúng tôi hứa hẹn là đơn vị đáp ứng đủ các tiêu chí, tư vấn cũng như giải đáp mọi thắc mắc mà khách hàng đang gặp khó khăn chưa hiểu.

Mọi thông tin xin liên hệ:

Hotline: 091.789.6633 (Mr. Minh)_Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật

Email: ccep.vn@gmail.com

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *