Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ mới nhất 2023

1. Khái niệm báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (hay còn gọi báo cáo quan trắc môi trường định kỳ) là hồ sơ không thể thiếu của các cơ sở sản xuất, kinh doanh (các dự án, nhà máy, khu công nghiệp, chế xuất, nhà xưởng, khu dân cư, tòa nhà…) nhằm đánh giá chất lượng môi trường định kỳ theo một thời gian nhất định tại cơ sở và sau đó báo cáo về cơ quan có thẩm quyền (phòng TNMT quận huyện, sở TNMT, hoặc ban quản lý các KCN, KCX…) với mục tiêu đánh giá toàn bộ hiện trạng môi trường của các công đoạn sản xuất tại doanh nghiệp đồng thời cộng tác với cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ, quan trắc môi trường

Lấy mẫu khí thải

Tùy quy mô, ngành nghề và các yếu tố, mức độ ảnh hưởng đến môi trường của doanh nghiệp mà mức độ quan trắc cũng khác nhau: ví dụ như quan trắc nước thải, quan trắc không khí xung quanh, quan trắc khí thải tại nguồn, đất, nước ngầm, nước mặt, nước sông, nước giếng, tiếng ồn, độ rung, lưu lượng…

Để kết quả phân tích nước thải và khí thải đầu ra hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn nhà máy cần đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải và hệ thống xử lý khí thải đúng và đủ.

Tìm hiểu thêm các bài viết: Xử lý nước thải và Xử lý khí thải để lựa chọn phương án xử lý cho phù hợp tránh mất tiền oan.

2. Cơ sở pháp lý lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ:

Dựa theo các căn cứ sau để thực hiện việc đánh giá quan trắc môi trường định kỳ:

  • Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 07 thông qua ngày 23/6/2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
  • Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường.
  • Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
  • Thông tư số 21/2012/TT-BTNMT ngày 19/12/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.
  • Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/09/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường.
  • Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

 

Lấy mẫu không khí ống khói – báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Lấy mẫu ống khói thải

Liên hệ ngay để nhận được 5% chiết khấu

3. Mục đích lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ:

Mục đích chính của việc lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ là theo dõi số liệu quan trắc các chỉ tiêu phân tích chất lượng môi trường nước, đất, không khí,… của mỗi dự án đã đi vào hoạt động. Điều đó giúp cho doanh nghiệp của bạn nắm rõ được tình hình tác động môi trường xung quanh đối với hoạt động của khu sản xuất, kinh doanh, nhà máy, khu công nghiệp.

Từ đó có thể đánh giá tác động của nguồn ô nhiễm tới môi trường xung quanh và sức khỏe của những người đang sống và làm việc tại cơ sở. Đồng thời là cơ sở để đề ra các biện pháp xử lý thích hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả và đạt các Tiêu chuẩn môi trường theo quy định.

Hơn nữa kết quả giám sát chất lượng môi trường sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đánh giá về công tác bảo vệ môi trường của mỗi dự án, doanh nghiệp…

4. Đối tượng lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ:

Theo Điều 21 thông tư 43/2015/TT-BTNMT và Điều 3 Nghị định 18/2015/NĐ-CP, Đối với tất cả các tổ chức sản xuất, thương nghiệp dịch vụ, doanh nghiệp, xí nghiệp kinh doanh sản xuất, khu thương mại dịch vụ, công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, khu bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng, nhà kho… có phát sinh chất thải đều phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ gửi lên cơ quan đánh giá môi trường có thẩm quyền theo luật định.

Có các trường hợp, Nhà máy xí nghiệp không phải một trong các đối tượng nêu trên nhưng do các cơ quan chức năng ra yêu cầu thì vẫn phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ.

5. Tần suất lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ trên một năm:

Theo chương VI Thông tư 31/2016/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi trường: Về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định về Quan trắc môi trường. Theo đó các đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường được quy định tần suất tối thiểu như sau:

Danh mục tần suất quan trắc của các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

STT ĐỐI TƯỢNG TẦN SUẤT QUAN TRẮC
1 Cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP 01 lần/ 03 tháng
2 Cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tai Phụ lục 5.1 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT 01 lần/ 06 tháng
3 Cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tai Khoản 2 Điều 32 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT 01 lần/năm
4 Cơ sở thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP KHông quan trắc
5 Cơ sở thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 19/2015/NĐ-CP Không quan trắc

Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ – lấy mẫu khí thải trên cao

Lấy mẫu khí thải bằng xe nâng người

6. Quy trình lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ gồm:

Bước 1: Tiếp nhận dự án: Khảo sát, thu thập các số liệu liên quan đến quy mô dự án, đánh giá hiện trạng môi trường các khu vực xung quanh, các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, khí hậu, địa chất…..

Bước 2: Xác định nguồn ô nhiễm môi trường có thể phát sinh khi dự án hoạt động: nước thải, khí thải, các chất thải rắn, các chất thải khác phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án….

Bước 3: Lập kế hoạch quan trắc

  • Xác định chương trình quan trắc, tọa độ các điểm cần quan trắc
  • Lấy các mẫu phân tích nguồn ô nhiễm thử chất thải, nước thải, mẫu không khí ống khói, mẫu đất, nước ngầm, khí thải tại nguồn nếu dự án có sử dụng máy phát điện, các thông số về độ rung, tiếng ồn…. Mẫu được phân tích, thống kê, so sánh QCVN tương ứng (Qúa trình lấy mẫu, phân tích được đơn vị có đủ giấy phép được nhà nước cấp phép thực hiện)
  • Kiểm tra chất lượng môi trường. Đánh giá tác động, ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm trên đối với môi trường, xã hội và con người xung quanh khu vực dự án.
  • Tiến hành xây dựng các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm dự phòng sự cố.
  • Đề xuất các phương án quản lý, dự phòng, xử lý khí thải, nước thải, thu gom và xử lý các chất thải nguy hại.
  • Cam kết khắc phục những nội dung chưa đạt, các biện pháp cùng thời gian khắc phục; cam kết vận hành và thực hiện thường xuyên các biện pháp xử lý , giảm thiểu chất thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của môi trường; cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bước 4: Viết báo cáo quan trắc

Bước 5: Nộp báo cáo quan trắc môi trường định kỳ lên các cơ quan chức năng (Sở Tài Nguyên Môi Trường, Các phòng môi trường quận huyện, Ban quản lý các KCN…) cơ quan có thẩm quyền và gửi lại cơ sở báo cáo đã được tiếp nhận.

Liên hệ ngay để nhận được 5% chiết khấu

7. Hồ sơ lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ gồm:

STT GIẤY TỜ GHI CHÚ
1 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Bắt buộc
2 Giấy chứng nhận đầu tư
3 Giấy ủy quyền (Nếu người ký hồ sơ không phải đại diện Pháp luật)

Hợp đồng thuê đất/ nhà xưởng

Bắt buộc
4
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường
  • Giấy xác nhận đề án BVMT đơn giản
  • Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM
  • Quyết định phê duyệt đề án BVMT chi tiết
  • Giấy Chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường
  • Giấy xác nhận hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường
5 Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (nếu xả nước thải > 5 m3/ngày)
6 Giấy phép khai thác nước (nếu khai thác nước tự nhiên > 10 m3/ngày)
7 Hợp đồng đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung / Hợp đồng xử lý nước thải (Nếu nằm trong các khu có hệ thống xử lý nước tập trung) Bắt buộc
8 Bản vẽ mặt bằng tổng thể của cơ sở (có thể hiện vị trí lưu chứa rác, hệ thống xử lý nước thải) Bắt buộc
9 Bản vẽ mặt bằng thoát nước mưa/ nước thải (có thể hiện vị trí xả thải) Bắt buộc
10 Bản vẽ thiết kế/ hoàn công của hệ thống xử lý nước thải Bắt buộc
11 Hóa đơn tiền điện 03 tháng gần nhất Bắt buộc
12 Hóa đơn tiền nước máy 03 tháng gần nhất / hoặc sổ theo dõi lượng nước khai thác Bắt buộc
13 Hình ảnh các khu vực của nhà máy / máy móc thiết bị / nguồn phát sinh khí thải / hệ thống xử lý nước thải, khí thải/ vị trí xả thải
14 Hợp đồng thu gom, xử lý chất thải nguy hại , chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, phế liệu

8. Nơi nộp báo cáo giám sát môi trường định kỳ:

Doanh nghiệp báo cáo quan trắc môi trường cho cơ quan phê duyệt hồ sơ môi trường và nộp theo yêu cầu trong hồ sơ môi trường.

Các cơ quan chức năng có thể tiếp nhận báo cáo quan trắc môi trường:

  • Phòng quản lý môi trường – Sở tài nguyên và môi trường.
  • Phòng tài nguyên và môi trường các Quận/huyện.
  • Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh.

9. Thời gian nộp báo cáo giám sát môi trường định kỳ:

  • Thời gian nộp báo cáo quý (báo cáo đợt): trước ngày 30/4, 30/7, 30/10 và 30/1 năm sau
  • Thời gian nộp báo cáo 6 tháng (báo cáo đợt): trước ngày 30/7 và 30/1 năm sau.
  • Thời gian nộp báo cáo tổng hợp năm (báo cáo năm): trước ngày 15/3 năm sau.

Đồng thời doanh nghiệp cần cập nhật quy định thời gian nộp báo cáo của từng địa phương để thực hiện đúng thời hạn.

Trong trường hợp chủ đầu tư không có nguồn lực và chuyên môn để làm báo cáo quan trắc môi trường định kỳ, CCEP sẽ hỗ trợ làm trọn gói dịch vụ này. Liên hệ Mr. Minh – 091.789.6633

Liên hệ ngay để nhận được 5% chiết khấu

10. Trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chủ cơ sở:

Phải lưu giữ kết quả quan trắc môi trường tự động dưới dạng tệp điện tử; bản gốc báo cáo kết quả quan trắc định kỳ, bản gốc phiếu trả kết quả phân tích trong thời gian tối thiểu 03 năm;

Có trách nhiệm gửi báo cáo và kết quả quan trắc môi trường theo quy định;

Phải công bố kết quả quan trắc môi trường định kỳ trên trang thông tin điện tử của cơ sở (nếu có) nếu thuộc đối tượng thực hiện quan trắc phát thải tự động

11. Xử phạt vi phạm hành chính trong Báo cáo giám sát môi trường định kỳ:

Đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ một trong các nội dung chương trình quan trắc, báo cáo giám sát môi trường theo quy định (về vị trí, tần suất hoặc thông số giám sát môi trường), doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính theo khoản 7 Điều 12 Nghị định 155/2016/NĐ-CP như sau:

1. Không thực hiện giám sát môi trường môi trường. Kế hoạch BVMT, đề án BVMT Do UBND huyện phê duyệt Cảnh cáo hoặc phạt 500.000 – 1.000.000

2. Thực hiện không đúng, không đầy đủ (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) hoặc không thực hiện giám sát môi trường xung quanh theo quy định. Đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.

3. Thực hiện giám sát chất thải định kỳ không đúng, không đầy đủ (về thông số, vị trí, tần suất giám sát là 03 tháng một lần) hoặc đột xuất. Đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế 10.000.000 – 15.000.000

4. Thực hiện không đúng, không đầy đủ (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) hoặc không thực hiện giám sát môi trường xung quanh theo quy định. Đối tượng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền.

5. Thực hiện giám sát chất thải định kỳ không đúng, không đầy đủ (về thông số, vị trí, tần suất giám sát là 03 tháng một lần) hoặc đột xuất. ĐTM , Đề án và hồ sơ môi trường tương đương đối tượng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền 15.000.000 – 20.000.000

6. Thực hiện không đúng, không đầy đủ (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) hoặc không thực hiện giám sát môi trường xung quanh theo quy định. Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và hồ sơ môi trường tương đương đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ.

7. Thực hiện giám sát chất thải định kỳ không đúng, không đầy đủ (về thông số, vị trí, tần suất giám sát là 03 tháng một lần) hoặc đột xuất. Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và hồ sơ môi trường tương đương đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ. 20.000.000 – 30.000.000

8. Thực hiện không đúng, không đầy đủ (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) hoặc không thực hiện giám sát môi trường xung quanh theo quy định. ĐTM , Đề án và hồ sơ môi trường tương đương đối tượng đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ.

9. Thực hiện giám sát chất thải định kỳ không đúng, không đầy đủ (về thông số, vị trí, tần suất giám sát là 03 tháng một lần) hoặc đột xuất. ĐTM , Đề án và hồ sơ môi trường tương đương đối tượng đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ. 30.000.000 – 40.000.000

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *