Theo thống kê, quy mô và tốc độ tăng trường của ngành công nghiệp bánh kẹo đang ngày càng tăng cao và Việt Nam là một trong số những thị trường sản xuất bánh kẹo có tiềm năng nhất khu vực Châu Á hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực về phát triển kinh tế nước nhà thì việc xử lý nước thải bánh kẹo cũng đang là vấn đề cấp bách được xã hội quan tâm. Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc Vì sao cần xử lý nước thải bánh kẹo qua bài viết dưới đây nhé!
Nước thải bánh kẹo là gì?
Nước thải bánh kẹo là một trong những loại nước thải được tạo ra từ quá trình sản xuất bánh kẹo, có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao bởi hàm lượng cao các chất hữu cơ, các loại cặn lơ lửng, Nito, Phốt pho và các loại vi sinh vật gây bệnh.
Nguồn gốc phát sinh của nước thải bánh kẹo
Nước thải bánh kẹo được phát sinh từ những nguồn sau:
- Phát sinh trong quá trình sản xuất: Trong quá trình trộn các loại nguyên liệu như đường, bột, sữa, chất tạo màu, chất tạo ngọt..; quá trình nấu, tạo nhiệt, làm nguội, đóng gói có thể làm nguyên liệu bị vung vãi.
- Phát sinh trong quá trinh vệ sinh: trước và sau quá trình sản xuất, các dụng cụ, trang thiết bị, nhà xưởng sẽ được cọ rửa,vệ sinh và nước thải sẽ phát sinh từ quá trình này.
- Phát sinh trong quá trình sinh hoạt: Việc ăn uống, vệ sinh, tắt giặt của các công nhân viên trong nhà máy.
Thành phần có trong nước thải bánh kẹo
Nước thải bánh kẹo sẽ có thành phần khác nhau tùy vào các nguyên liệu được sử dụng. Tuy nhiên, tổng thể thì trong nước thải bánh kẹo vẫn chứa hàm lượng chất hữu cơ ô nhiễm rất cao ví dụ như: các chất béo, dầu, mỡ, chất rắn lơ lửng…
Sau đây là bảng thành phần có trong nước thải bánh kẹo bạn đọc có thể tham khảo:
STT | Thành phần | Đơn vị | Giá trị đầu vào |
QCVN 40:2011/BTNMT |
|
Cột A | Cột B | ||||
1 | pH | – | 5,5 – 10,5 | 6 – 9 | 5,5 – 9 |
2 | BOD5 | mg/l | 1200 | 30 | 50 |
3 | COD | mg/l | 1850 | 75 | 150 |
4 | TSS | mg/l | 500 | 50 | 100 |
5 | Tổng nitơ | mg/l | 42 | 20 | 40 |
6 | Tổng phốt pho | mg/l | 9,5 | 4 | 6 |
7 | Dầu mỡ | mg/l | 150 | 5 | 1 |
Vì sao phải xử lý nước thải bánh kẹo?
Từ bảng thành phần có thể thấy, nồng độ của các thành phần có trong nước thải bánh kẹo đềy vượt mức cao hơn so với quy định cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT. Chính vì thế nếu không xử lý nước thải bánh kẹo một cách triệt để sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe của toàn nhân loại, cụ thể như:
- Các thành phần độc hại có trong nước thải bánh kẹo sẽ hòa lẫn vào nguồn nước, làm thay đổi chất lượng nguồn nước hiện có. Xử lý nước thải bánh kẹo không đúng cách sẽ làm môi trường sống của các loại sinh vật sống trong nước bị đe dọa, thậm chí có nhiều trường hợp nước thải bánh kẹo đổ trực tiếp ra sông suối gây ra hiện tượng tôm, cá chết hàng loạt, và nguồn nước ngầm mà con người sử dụng cũng sẽ bị ô nhiễm gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.
- Việc nước xử lý nước thải không đúng cách khi nước thải ra môi trường đất sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đất đai ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp, chất lượng cây trồng bị gairm sút, tăng nguy cơ tích tụ các chất độc có trong rau củ làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Nước thải bánh kẹo sẽ làm ảnh hưởng đến không khí, gây ra mùi hôi thối khó chịu đặc biệt vào mùa nóng mùi hôi càng trở nên nồng nặc làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người dân, giảm hiệu suất làm việc và học tập.
Quy trình tiêu chuẩn để xử lý nước thải bánh kẹo
Căn cứ vào thành phần và hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải mà mỗi nhà máy, công ty sẽ áp dụng những phương pháp xử lý nước thải bánh kẹo phù hợp với yêu cầu đưa ra. Quy trình tiêu chuẩn để xử lý nước thải bánh kẹo thường bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Thu gom nước thải và lọc sơ bộ
Nước thải bánh kẹo sẽ được đổ về hồ thu gom và lọc sơ bộ qua rào chắn rác hoặc lưới chắn. Bước này để xử lý rác thải như giử lau, lá cây, cành cây…. để khi đi vào xử lý tránh làm tắc nghẽn đường ống hoặc hư hỏng trang thiết bị.
Bước 2: Bể tách dầu
Sau khi đã được lọc sơ bộ, nước thải bánh kẹo sẽ được bơm vào để tách dầu để loại bỏ dầu mỡ nỗi trên mặt nước giúp ức chế hoạt động của các loại vi sinh vật và hạn chế việc dầu mỡ làm tắc nghẽn hệ thống bơm nước.
Bước 3: Bể điều hòa
Nước thải chảy đến đây sẽ được khuấy trộn liên tục, để ngăn chặn sự sinh trưởng và phát triển của các loại vi sinh vật gây nên mùi hôi thối khó chịu.
Bước 4: Bể keo tụ – tạo bông
Những hạt cặn có kích thước nhỏ không thể xử lý được qua các bước trên sẽ được xử lý tại đây. Bản chất quá trình này là bổ sung các ion có điện tích trái dấu – điện tích dương đi vào bể. Giúp trung hòa điện tích của các hạt keo ở trong nước để làm tăng điện thế Zeta nhằm hạn chế chuyển động của các ion có trong nước. Nước sau khi qua bể sẽ bắt đầu hình thành các bông cặn có kích thước lớn, có thể lắng được trong công trình lắng và giữ lại ở trong hệ thống lọc.
Bước 5: Bể lắng
Như vậy, với bài chia sẻ trên đây của CCEP, hy vọng quý độc giả có thể nắm rõ được tầm quan trọng của việc xử lý nước thải bánh kẹo. Nếu muốn biết thêm thông tin về các giải pháp, các công nghệ ứng dụng cũng như việc lắp đặt, thi công thiết kế hệ thống xử lý nước thải bánh kẹo, quý độc giả có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn kỹ càng hơn.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Hotline: 091.789.6633 (Mr. Minh)_Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật
Email: ccep.vn@gmail.com