Nhựa PP là một trong những loại vật liệu được sử dụng để sản xuất từ các vật liệu gia dụng, thiết bị dạy học, thiết bị y tế đến các trang thiết bị để hỗ trợ cho các ngành sản xuất và kinh doanh trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường như hiện nay, việc tái chế nhựa PP đang là vấn đề nhức nhối được người dân và xã hội quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé!
Nhựa PP có tái chế được không?
Nhựa PP (Polypropylene) là một loại nhựa dẻo polymer có độ cứng, dẻo dai được sản xuất từ monome propene hoặc propylene. Những hạt nhựa PP nguyên thủy trong suốt, không màu, không mùi và không vị. Người ta sẽ trộn các hạt tạo màu vào nhựa PP để làm tăng thêm sự đa dạng và tính thẩm mĩ cho các sản phẩm. Nhựa PP có đặc tính dẻo, có độ cứng cao, chịu nhiệt tốt và không bị mài mòn nên dễ đúc, ép thành các sản phẩm có hình dạng khác nhau để phục vụ đời sống và sản xuất.
Nhựa PP hoàn toàn có khả năng tái chế được, không những thế nó còn có thể được tái chế nhiều lần mà vẫn giữ được chất lượng tương đối khá cao mang đến nhiều lợi ích cho môi trường và xã hội.
Vì sao cần phải tái chế nhựa PP?
Rác thải từ nhựa PP gây ảnh hưởng xấu với môi trường và sức khỏe con người
Nhựa PP không thể phân hủy cho dù được chôn dưới lòng đất hay đốt cháy, chúng vẫn có thể tồn tại từ năm này qua năm khác gây xói mòn đất đai, cản trở oxy và dinh dưỡng trong lòng đất gây ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của các loại động thực vật.
Rác thải từ loại nhựa này gây ra hiện tượng ô nhiễm nguồn nước khiến các loài động thực vật có thể bị chết do bị ngạt khí hoặc chết và bị thương vì ăn nhầm .
Khi đốt rác thải từ nhựa PP gây ra ô nhiễm không khí và có thể gây ra hiện tượng nhiễm độc và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.
Rác từ nhựa PP cũng gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến cảnh quan nhất là những vùng khai thác tiềm năng du lịch.
Bảo vệ môi trường
Việc tái chế nhựa PP góp phần rất lớn trong việc bảo vệ môi trường sống. Rác thải từ nhựa nếu ko được tái chế sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường và biến đổi khí hậu.
Đồng thời, việc tái chế nhựa yêu cầu ít năng lượng hơn sản xuất nhựa mới, vậy nên lượng khí thải từ tái chế nhựa cũng sẽ ít hơn và giảm lượng khí thải nhà kính, giúp bảo vệ môi trường.
Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và tiết kiệm năng lượng
Việc tái chế nhựa PP giúp tiết kiệm tối ưu các chi phí như chi phí dầu mỏ, điện, nước,… so với việc sản xuất nguyên liệu nhựa mới.
Thúc đẩy kinh tế và tăng cơ hội việc làm
Quá trình tái chế nhựa PP tạo ra nhiều cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho rất nhiều người giúp thúc đẩy kinh tế phát triển đi lên.
Quy trình tái chế nhựa PP
Quy trình cơ bản để tái chứa nhựa PP bao gồm những bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Thu gom rác thải từ nhựa PP
Đầu tiên các sản phẩm nhựa PP đã sử dụng từ các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp, tổ chức, …được thu gom lại mang tới các điểm thu gom và tái chế.
Bước 2: Sắp xếp và phân loại nhựa PP cần tái chế
Không chỉ riêng nhựa PP, mà còn có rất nhiều loại nhựa khác cần được sắp xếp và phân loại riêng biệt như theo màu sắc, độ dày mỏng, trọng lượng…. Các loại nhựa PP sẽ được phân loại một cách có khoa học để đảm bảo việc tái chế diễn ra hiệu quả và tiết kiệm năng lượng. Thông thường việc phân loại sẽ có sự trợ giúp của máy phân loại nhựa, nhưng ở Việt Nam công đoạn thường vẫn phổ biến với việc dùng mắt và tay để phân loại một cách thủ công.
Bước 3: Vệ sinh làm sạch và nghiền nhỏ nhựa
Vệ sinh sạch sẽ nhựa tái chế là một công đoạn quan trọng. Nhựa PP cần được tái chế đa phần đều đã qua sử dụng, nên trên nó sẽ có vi khuẩn và các tạp chất ảnh hưởng đến khâu sản xuất nhựa tái chế. Sau đó, nhựa sẽ được nghiền, băm hoặc xay thành các hạt nhỏ để thuận tiện hơn cho việc sản xuất các sản phẩm sau này.
Bước 4: Tái chế các hạt nhựa đã nghiền
Đưa các hạt nhựa vào quá trình tái chế. Tại đây, các hạt nhựa sẽ được nung nóng chảy rồi đem vào khuôn để tạo thành những sản phẩm mới. Sau đó khử trùng sạch sẽ và trao đến tay khách hàng.
Những hạn chế khi tái chế nhựa PP
Sản phẩm từ nhựa tái chế có thể kém chất lượng: Chất lượng của các sản phẩm tái chế có thể không ngang bằng về chất lượng ban đầu của sản phẩm làm từ nhựa nguyên sinh. Điều này có khả năng làm cho các sản phẩm tái chế dễ hư hỏng hơn.
Chi phí cao: Việc tái chế rất thân thiện với môi trường nhưng có chi phí không hề nhỏ và cũng tốn khá nhiều công sức.
Gây ô nhiễm trong lúc tái chế: Quá trình tái chế có thể sẽ gây ra các chất độc hại dẫn đến ô nhiễm môi trường như: khí thải, nước thải, các chất thải rắn, chất thải tẩy rửa…
Như vậy, việc tái chế nhựa PP không chỉ giúp giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường, mà còn mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội. Hy vọng bài viết trên đây của CCep đã mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.
Mọi thông tin xin liên hệ:
Hotline: 091.789.6633 (Mr. Minh)_Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật.
Email: ccep.vn@gmail.com