1. Tổng quan về nước giếng khoan
Tại các thành phố, người dân quen với việc sử dụng nước sạch trong sinh hoạt. Nước sạch là loại nước đã được xử lý các chỉ tiêu đạt quy chuẩn trước khi cung cấp sử dụng. Tuy nhiên nhiều nơi, đặc biệt các vùng quê người dân vẫn quen với việc sử dụng nước giếng khoan làm nguồn nước chính cho mục đích ăn uống và sinh hoạt. Nếu không được xử lý đúng cách trước khi sử dụng, nước giếng khoan dễ tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Thực tế, nguồn nước ngầm tại nhiều các giếng khoan gặp tình trạng có màu vàng và mùi hôi.
2. Nguyên nhân nước giếng khoan có màu vàng, mùi hôi
Nguồn nước ngầm có chứa nhiều các ion muối vô cơ, chúng tồn tài lơ lửng trong nước. Nước giếng khoan bơm lên có màu vàng nguyên nhân chủ yếu là do ion sắt. Trong môi trường nước ngầm không có oxi sắt tồn tại dạng Fe(II) khi bơm lên khỏi mặt đất tiếp xúc với O2 có trong môi trường không khí Fe (II) sẽ bị oxy hóa thành Fe (III) với đặc điểm kết tủa chúng ta thấy được cặn vàng.
Một số giếng khoan khi bơm lên có mùi hôi, nguyên nhân do túi khí trong lòng đất theo đường ống dẫn theo mùi. Trường hợp này chỉ cần để trong điều kiện thoáng khí thời gian nhất định nước sẽ hết mùi.
3. Tác hại của việc sử dụng nước giếng khoan có màu vàng, mùi hôi
3.1. Ảnh hưởng sức khỏe người dùng
Nước nhiễm sắt làm giảm quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, gây tình trạng đầy bụng chán ăn, điều này đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ nếu diễn ra thường xuyên lâu ngày.
Theo nghiên cứu nếu ở nồng độ thấp sắt giúp điều hòa và lưu thông máu trong cơ thể. Tuy nhiên nếu lượng sắt hấp thụ ở nồng độ cao nguy cơ sẽ dẫn đến các bệnh vàng da, rối loạn tiết tố trong cơ thể.
Sử dụng nước giếng khoan có màu vàng trong nấu ăn sẽ gây mất mùi vị, độ hấp dẫn của món ăn được nấu.
3.2. Giảm tuổi thọ các thiết bị tiếp xúc
Một số thiết bị bám ố vàng, gây mất thẩm mỹ thậm chí gây tắc-hư hỏng đặc biệt các thiết bị vệ sinh thường xuyên tiếp xúc với nước giếng khoan có màu vàng. Một số thiết bị thường xuyên gặp vấn đề như:
+ Bồn tắm, bồn cầu, gạch ốp lát trong nhà vệ sinh ố vàng.
+ Vòi nước, vòi sen làm bằng vật liệu kim loại có các dấu hiệu hoen rỉ, xỉn màu.
+ Đường ống dẫn nước đóng cặn gây tắc ghẽn.
+ Các thiết bị như máy giặt, ấm nước, máy lọc nước đóng cặn do lâu ngày sử dụng loại nước này.
Cột lọc máy lọc nước bám cặn
4. Giải pháp xử lý nước giếng khoan
Để xử lý nước giếng khoan có màu vàng, mùi hôi có nhiều cách khác nhau. Mục đích đều nhằm loại bỏ sắt II có trong nước.
4.1. Xử lý bằng vật liệu lọc kết hợp phun mưa làm thoáng
Về cơ bản nước Sắt II tồn tại trong nước giếng khoan dạng lơ lửng, với cách làm thoáng có thể oxi hóa từ sắt II thành sắt III tồn tại dạng kết tủa. Sau đó loại bỏ chúng thông qua lớp vật liệu lọc
Phương pháp này được người dân áp dụng từ rất lâu. Vật liệu lọc được sử dụng nhiều để giữ lại lớp sắt kết tủa: Cát, than, sỏi…
Ưu điểm:
+ Nước sau khi xử lý về cơ bản loại sẽ mất bớt màu vàng và mùi tanh.
+ Chi phí rẻ, dễ tìm mua trong đời sống.
Nhược điểm:
+ Phương pháp này chỉ loại bỏ được một phần, không triệt để nên nước sau khi xử lý thường chỉ phục vụ cho mục đích tắm rửa,không được khuyến khích sử dụng cho ăn uống.
+ Cần diện tích để xây dựng bể lọc.
+ Với những nguồn nước bị nhiễm sắt nồng độ cao vật liệu lọc sẽ rất nhanh đóng cặn phải vệ sinh và thay vật liệu lọc thường xuyên.
4.2. Sử dụng các hệ thống lọc hiện đại
Đời sống nâng cao, nhiều hộ gia đình quan tâm nhiều đến nguồn nước sử dụng. Các hệ thống lọc hiện đại, các hệ thống lọc này áp dụng các công nghệ tiên tiến hàng đầu. Về hình thức, hình thức lọc này sử dụng các cục lọc với các chức năng khác nhau nguồn nước được sử dụng bơm áp suất cao cho nước đi qua.
Ưu điểm:
Ngoài loại bỏ được sắt có trong nước giếng khoan, hệ thống loại bỏ các tạp chất có kích thước bé, hợp chất hữu cơ các chất làm cứng nước nhưng không làm mất đi những nguyên tố vi lượng trong nước có lợi cho sức khỏe người sử dụng.
Nhược điểm:
Chi phí đầu tư cao hơn nhiều so với các hình thức lọc thông thường. Nên cần cân nhắc, tư vấn cụ thể về nguồn nước, mục đích sử dụng trước khi quyết định đầu tư các hệ thống lọc hiện đại
Một số hệ thống với tính năng loại bỏ gần như các khoáng chất có trong nước phải bổ xung thêm các lõi tái tạo khoáng chất trước khi sử dụng.
Các công nghệ lọc được áp dụng phổ biến: Công nghệ lọc RO, Công nghệ lọc nano, Công nghệ lọc UF,…
5. Dịch vụ xử lý nước cấp
Ngoài cung cấp dịch vụ xử lý các loại nước thải, CCEP chuyên lắp đặt các hệ thống xử lý nước cấp với các quy mô từ hộ gia đình đến kinh doanh, sản xuất. Với kinh nghiệm nhiều năm, hệ thống xử lý cấp trải dài nhiều nơi. Liên hệ ngay CCEP để được tư vấn, hỗ trợ.
Hỗ trợ kỹ thuật: 091.789.6633 (Mr. Minh)
Nguồn: Công ty môi trường CCEP