Vấn đề môi trường rất được quan tâm, đặc biệt để đảm bảo môi trường sống lâu dài và an toàn về sức khỏe cho con người cần quan tâm đến xử lý nước thải sinh hoạt. Hiện nay công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt được áp dụng trong thực tế như thế nào? Cùng bài viết này đi tìm hiểu thông tin hữu ích.
1. Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay
Tại Việt Nam trong những năm gần đây tốc độ đô thị hóa rất nhanh. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn khiến việc đầu tư vào hệ thống cấp thoát nước đô thị nói riêng và trong cả nước nói chung còn nhiều hạn chế. Một tình trang chung đang diễn ra hiện nay đó là nước thải sinh hoạt thường chưa qua xử lý đã xả thẳng vào môi trường. Điều này không chỉ ảnh hướng đến chất lượng môi trường, hệ sinh thái về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của con người.
2. Đặc tính của nước thải sinh hoạt
Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải bao gồm: Các chất hữu cơ, cặn rắn lơ lửng, vi sinh vật. Các thông số đặc trưng để đánh giá mức ô nhiễm của nước thải sinh hoạt có thể kể đến amoni, nitrat, photpho, TSS, Coliform…
Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt sẽ phụ thuộc vào các yếu tố về tải trọng chất bẩn tính theo đầu người và lưu lượng thải. Tải trọng chất bẩn tính theo đầu người phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, điều kiện sống và tập quán sống.
Thông số đặc tính nước thải sinh hoạt
STT | Thông số | Đơn vị | Giá trị điển hình | |||
1 | COD | mg/l | 300 | |||
2 | BOD5 | mg/l | 200 | |||
3 | TKN-N | mg/l | 60 | |||
4 | Amonia-N | mg/l | 50 | |||
5 | Phosphate-P | mg/l | 15 | |||
6 | Tổng Coliform | MPN/100mL | 10^5 – 10^6 |
Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm có:
- Nước có chứa các chất tẩy rửa, dầu mỡ, rác sinh hoạt, xà phòng… từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người.
- Chất bẩn từ các nhà vệ sinh do chất bài tiết của con người.
3. Giới thiệu công nghệ trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Xử lý nước thải sinh hoạt rất cần thiết để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước của con người, bảo vệ môi trường và sức khỏe. Có rất nhiều các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt được nghiên cứu và đưa vào vận dụng. Để có thể lựa chọn một công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp cần giải đáp được các câu hỏi mấu chốt sau như sau:
- Các thiết bị được sử dụng trong công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đó là gì?
- Hiệu suất xử lý nước thải sinh hoạt của công nghệ xử lý đó như thế nào nào?
- Khoản chi phí cần bỏ ra đề đầu tư vào công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đó là bao nhiêu?
- Cách vận hành đối về hệ thống công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt như thế nào?
- Thời gian để hoàn thành một quy trình xử lý nước thải sinh hoạt theo công nghệ xử lý đó là bao lâu?
- Tuổi đời của công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt khi đưa vào sử dụng thực tế được bao lâu?
- Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt áp dụng có đảm bảo đạt QCVN hay không?
Với rất nhiều các công nghệ xử lý nước thải khác nhau, để lựa chọn được phương án đầu tư cần phải cân nhắc kỹ các tiêu chí để lựa chọn ra một công nghệ phù hợp. Hiện nay, công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phổ biến, được áp dụng nhiều có thể kể đến công nghệ xử lý nước thải SBR hoặc công nghệ xử lý nước thải AO.
Tìm hiểu thêm về Module xử lý nước thải sinh hoạt thời gian thi công nhanh, hiệu quả xử lý tốt
4. Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
4.1. Công nghệ xử lý nước thải theo phương pháp SBR
Đây là phương pháp tối ưu lựa chọn phù hợp để xử lý nước thải sinh hoạt với lưu lượng nhỏ hơn 20m3. Với phương pháp này, hệ thống công nghệ SBR sẽ trải qua 3 giai đoạn tương ứng với 3 ngăn bể như sau:
- Bể điều hòa: Bể này có nhiệm vụ trung hòa về nồng độ và lưu lượng nước thải.
- Bể SBR: Đây là bể với nhiệm vụ chính về xử lý. Nguyên lý hoạt động của bể gồm 4 giai đoạn chính: làm đầy, phản ứng, lắng và xả nước ra. Tại bể sẽ diễn ra quá trình xử lý các chất hữu cơ (BOD, COD) bởi vi sinh vật dị dưỡng và quá trình nitrat hóa, ammonia nhờ các vi sinh vật Nitrosomomas và Nitrobacter. Nước sau quá trình phân hủy được lắng tự nhiên sau đó chuyển sang bể lọc nổi.
- Bể lọc nổi: Bể này sẽ giải quyết các chất rắn lơ lửng còn lại trong nước để đảm bảo nước thải sau xử lý đạt được các Quy chuẩn về môi trường.
4.2. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt theo phương pháp xử lý AO
Đây là công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt với lưu lượng lớn hơn 20m3. Với công nghệ này có 5 ngăn bể tương ứng với 5 giai đoạn cụ thể như sau:
- Bể điều hòa: Có nhiệm vụ là điều hòa lưu lượng và nồng độ của nước thải sinh hoạt.
- Bể thiếu khí: Trong điều kiện thiếu khí tại đây diễn ra quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ gốc nito có trong nước thải thành nito dạng tự do. Các chủng vi khuẩn khử nitrat có trong bùn hoạt tính sẽ hỗ trợ trong suốt quá trình. Hàm lượng Nito tổng trong nước thải giảm xuống.
- Bể hiếu khí: Trong điều kiện máy thổi khí hoạt động liên tục với mục đích cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Các quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải như Nioto, Phosphat thành các chất vô cơ CO2, nước… diễn ra. Một phần bùn được tuần hoàn về bể thiếu khí để xử lý Nito triệt để
- Bể lắng: Một lượng cặn, bông bùn lơ lửng, sinh khối vi sinh lơ lửng nhờ quá trình lắng sẽ được tách ra, Một phần sẽ được tuần hoàn về bể hiếu khí giúp ổn định mật độ vi sinh. Phần còn lại sẽ được xả qua bể chứa bùn.
- Bể khử trùng: Để loại bỏ các vi trùng, vi khuẩn có thể gây bệnh chưa được loại bỏ trong các giai đoạn xử lý trước, nước thải cần được khử trùng trước khi xả thải ra môi trường.
5. Các sự cố thường gặp khi vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Trong quá trình vận hành đối với hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt điều không thể tránh khỏi các sự cố có thể xảy ra, một số sự cố thường gặp như:
- Song chắn rác không được vệ sinh thường xuyên gây hiện tượng tắc rác.
- Không kiểm soát được lưu lượng đối với hệ thống bơm điều khiển lưu lượng, lượng nước thải bơm sang bể xử lý phía sau không đồng đều.
- Xảy ra hiện tượng bùn lơ lửng, trương nở bùn, shock tải do không kiểm soát tốt nguyên nhân gây ảnh hưởng chất lượng bùn trong quá trình vận hành.
- Sự cố sục khí, lượng oxy cần thiết không được cung cấp đủ cho quá trình sinh khối hoạt tính của vi sinh vật, nếu không khắc phục kịp thời bùn sẽ sậm, có mùi khó chịu, chất lượng nước sau xử lý sẽ bị ảnh hưởng.
- Lượng hóa chất khử trùng không được bổ xung hoặc bổ xung lượng không đủ gây ảnh hưởng chỉ số về Coliform.
6. Dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt của CCEP
CCEP luôn sẵn sàng tư vấn các dịch vụ, cung cấp phương án công nghệ xử lý nước thải phù hợp theo yêu cầu của từng khách hàng. Với đội ngũ kỹ sư dày dặn kinh nghiệm các công trình được CCEP thiết kế triển khai luôn đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt chất lượng theo quy chuẩn, hạn chế tối đa các sự cố không mong muốn trong suốt các quá trình.
Để được tư vấn dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt bạn có thể liên hệ trực tiếp theo thông tin:
Hotline: 091.789.6633 (Mr. Minh)_Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật
Email: ccep.vn@gmail.com