Xử lý nước thải sinh hoạt gia đình nếu không triệt để sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe của toàn nhân loại. Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt gia đình cũng đang là vấn đề nhức nhối không chỉ các cơ quan, đoàn thể mà ngay cả người dân cũng đã và đang tìm cách để giải quyết. Hôm nay, hãy cùng CCep tìm hiểu về các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt gia đình hiệu quả nhất năm 2024 để có thể tìm cho mình những giải pháp để khắc phục sự ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt.
Nước thải sinh hoạt gia đình là gì?
Nước thải sinh hoạt gia đình là loại nước thải trong quá trình sinh hoạt từ các hộ gia đình thải ra như: nước thải từ hoạt động tắm rửa, giặt giũ, nấu nướng, vệ sinh… Nước thải sinh hoạt gia đình bao gồm:
- Chất bài tiết của con người: nước tiểu, phân, giấy vệ sinh đã sử dụng…
- Bùn rác
- Rò rỉ từ bể phốt, xả nước bể phốt
- Nước rửa: chất tẩy rửa từ hoạt động tắm rửa, giặt giũ, lau chùi, rửa bát đĩa…
- Chất thải tồn dư như nấu ăn, thuốc trừ sâu, các loại thuốc dư thừa…
Thành phần trong nước thải sinh hoạt gia đình thường có nồng độ ô nhiễm cao do chứa nhiều chất độc hại như các hóa chất tẩy rửa, vi khuẩn, vi rút gây bệnh… Các thành phần chính có trong nước thải sinh hoạt hộ gia đình có các đặc điểm như sau:
- Nước thải có màu nâu hoặc đen, nước càng đục thì độ ô nhiễm càng cao.
- Nước thải có mùi đa dạng.
- Trong nước thải có các vi khuẩn, vi rút gây bệnh và một số các loại vi rút không gây bệnh.
- Nước thải tồn tại 52% là chất hữu cơ và 48% là chất vô cơ.
- Các chất dinh dưỡng như Photpho, Nito, BOD…
Tại sao phải xử lý nước thải sinh hoạt gia đình
Trong nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình nếu không được xử lý đúng cách sẽ chứa rất nhiều thành phần các chất ô nhiễm và độc hại gây ra những tác hại xấu như:
- Màu của nước thải gây mất mỹ quan đô thị.
- Các vi khuẩn có trong nước thải có thể gây ra các loại bệnh về đường ruột như viêm đường ruột, tiêu chảy, ngộ độc thức ăn hay các bệnh thương hàn, vàng da…
- Các chất dinh dưỡng như COD, BOD gây thiếu hụt khí oxy ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước.
- Rác thải có trong nước thải có thể gây lắng đọng và ách tắc dòng chảy của nguồn nước.
- Các loại dầu mỡ gây mùi khó chịu, ngăn việc khuếch tán khí oxy trên bề mặt nước.
- Nước thải sinh hoạt gia đình có thể gây ảnh hưởng đến đất đai và trồng trọt.
Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt gia đình hiệu quả nhất hiện nay
Để hạn chế những tác hại của nước thải làm ô nhiễm môi trường, một số phương pháp xử lý nước thải hộ gia đình đang được áp dụng nhiều và hiệu quả nhất hiện nay như sau:
Xử lý nước thải sinh hoạt gia đình bằng phương pháp cơ học
Đây là phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt sơ bộ nhằm loại bỏ các chất thải không hòa tan trong nước như: rác, túi bóng, cành cây, lá cây… Phương pháp này có thể sử dụng các hệ thống như:
Lưới chắn, song chắn: Giữ lại các chất thải có kích thước lớn để tránh gây ách tắc, làm ảnh hưởng đến tốc độ của dòng chảy.
Bể lắng cát: loại bỏ cát và các chất thải rắn chìm ra khỏi nguồn nước.
Bể lắng: loại bỏ các chất rắn lơ lửng và nổi trên mặt nước.
Ưu điểm
- Phương pháp này sử dụng các thiết bị cơ bản nên việc vận hành và bảo dưỡng khá đơn giản.
- Chi phí đầu tư thấp.
- Loại bỏ các chất lơ lửng như bùn, cặn hiệu quả.
- Không đòi hỏi nhiều kỹ năng như các phương pháp khác
Nhược điểm
- Không thể loại bỏ hoàn toàn các chất độc hại có trong nước thải.
- Cần không gian lớn để lắp đặt và vận hành.
- Cần phải kết hợp với các phương pháp khác để xử lý nước thải triệt để hơn.
Xử lý nước thải sinh hoạt gia đình bằng phương pháp xử lý sinh học
Đây là phương pháp sử dụng các vi sinh vật để xử lý các chất hữu cơ có trong nước thải. Có 2 loại cơ bản đó là:
Xử lý nước thải theo phương pháp kỵ khí: Đây là phương pháp xử lý nước thải sinh học sử dụng các vi sinh vật nhằm phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải trong môi trường không có khí Oxy. Quá trình này sẽ sử dụng các vật liệu hữu cơ để ngăn chặn sự xâm nhập của không khí vào bể.
Xử lý nước thải theo phương pháp hiếu khí: Phương pháp này sử dụng các nhóm vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải trong điều kiện có đầy đủ khí oxy, độ pH, nhiệt độ… thích hợp. Tại đây các vi sinh vật sẽ sử dụng các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng… để tăng sinh khối lượng và sinh trưởng. Đồng thời, các vi sinh vật cũng sẽ oxy hóa các chất hữu cơ hòa tan để phân tán thành nước, khí CO2 và các chất khí khác.
Ưu điểm
- Giúp loại bỏ các chất độc hại hiệu quả mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
- Nước thải có thể tái sử dụng, giảm thiểu lượng nước thải ra tự nhiên.
Nhược điểm
- Các bể xử lý cần được bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ.
- Các bể xử lý có thể gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, cần phải lưu ý khi sử dụng.
Xử lý nước thải sinh hoạt gia đình bằng phương pháp hóa lý
Nước thải sẽ được xử lý bằng cách kết hợp giữa vật lý và hóa học như tạo bông, keo tụ, tuyển nổi, hấp thụ,… Các chất thải rắn lắng đọng hoặc trôi nổi sẽ được xử lý hoàn toàn khỏi nước.
Phương pháp này giúp tăng cường hiệu quả việc xử lý nước thải sinh hoạt gia đình, đồng thời có khả năng diệt vi khuẩn tốt hơn. Một ưu điểm nổi bật của phương pháp hóa lý là thời gian xử lý nhanh chóng. Điều này giúp tăng hiệu quả và tiết kiệm thời gian trong quá trình xử lý nước thải.
Ưu điểm
- Phương pháp này có thể loại bỏ hiệu quả mùi, chất gây màu có trong nước thải.
- Có thể loại bỏ chất cặn,
- Tiết kiệm không gian, dễ dàng lắp đặt và vận hành.
- Không cần phải giám sát liên tục.
Nhược điểm
- Chi phí để đầu tư ban đầu khá cao.
- Có thể không thể xử lý được các chất ô nhiễm
- Cần phải sử dụng các chất phụ gia và hóa chất để xử lý nước thải nên có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.
Xử lý nước thải sinh hoạt gia đình bằng phương pháp hóa học
Người ta sẽ sử dụng các loại hóa chất như Flo, Ion… để khử trùng hay loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải. Tuy nhiên, việc sử dụng các hóa chất để xử lý nước thải sinh hoạt gia đình cần phải được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm đúng với liều lượng và hạn chế những tác hại mà nó có thể gây ra đối với môi trường.
Ưu điểm
- Loại bỏ các chất gây ô nhiễm có trong nước thải một cách hiệu quả và nhanh chóng.
- Dễ dàng loại bỏ cả các chất khó phân hủy.
- Dễ kiểm soát về thời gian, liều lượng, thời gian và điều kiện môi trường để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nhược điểm
- Người thực hiện phải có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu để hạn chế các rủi ro có thể có.
- Chi phí mua các chất hóa học cao.
- Một số phản ứng hóa học có thể tạo ra các tác dụng phụ nguy hại đối với môi trường và con người.
Kết
Trên đây là những phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt gia đình hiệu quả nhất hiện nay được nhiều người áp dụng. Trong mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng nên khi lựa chọn phương pháp phù hợp với gia đình mình, bạn cũng nên suy nghĩ và cân nhắc thật kỹ lưỡng. Hi vọng những thông tin mà Ccep đã chia sẻ sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho quý độc giả. Nếu muốn biết thêm thông tin về các giải pháp, cũng như việc lắp đặt, thi công hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt gia đình, quý độc giả có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn một cách chi tiết hơn.
Mọi thông tin xin liên hệ:
Hotline: 091.789.6633 (Mr. Minh)_Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật
Email: ccep.vn@gmail.com