Ngành công nghiệp chế biến thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn thực phẩm cần thiết cho nhân loại trên toàn cầu. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất trong ngành này cũng đồng nghĩa với việc sản xuất ra lượng lớn nước thải, gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường nước và sức kháng của các hệ sinh thái.

Tình hình hiện tại:

Ngành công nghiệp chế biến thủy sản thường sản xuất ra nước thải chứa nhiều chất hữu cơ, dầu mỡ, chất thải hữu cơ không phân hủy được, và các hợp chất độc hại. Khi nước thải này được xả thải vào môi trường tự nhiên mà không qua xử lý, nó có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Tổng quan về ngành chế biến thủy sản

Nghành chế biến thủy hải sản với kinh nghạch vượt trội những năm gần đây giúp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế chung của quốc gia

Ngoài những mặt tích cực mà nghành đã đem lại, vấn đề ô nhiễm môi trường nghành được đánh giá ở mức cao diễn ra ở nhiều nơi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và người dân sống xung quanh khu vực bị ô nhiễm.

Nhận thấy tầm quan trọng trong việc xử lý nước thải chế biến thủy hải sản. Nhà nước đã quy định đã đề ra nhiều phương án, quy định khác nhau. Trong đó đưa ra Quy chuẩn riêng về chất lượng nước thải QCVN 11-MT:2015/BTNMT (QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN)

Đặc trưng nước thải chế biến thủy sản

Nước thải chế biến thủy sản phát sinh từ các nguồn sau:

  • Nước được sử dụng vào các giai đoạn như giết mổ, làm sạch, thành phẩm… chiếm một lượng lớn.
  • Nước thải phát sinh từ quá trình rửa máy móc, thiết bị, nhà xưởng

Thành phần nước thải chế biến thủy sản

Nước thải có đặc trưng chính như chứa nhiều dầu mỡ, chất hữu cơ, chất cặn bã, chất rắn lơ lửng… trong quá trình làm sạch và rửa nguyên liệu. Các chất hữu cơ có trong nước thải thuộc loại dễ phân hủy, nước chưa được xử lý nếu xả ra môi trường giảm nồng độ oxy hòa tan do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan cho quá trình phân hủy. Khả năng tự làm sạch của môi trường giảm sút.

Chất rắn lơ lửng có nồng độ cao kéo theo độ đục và độ  màu lớn gây tác động về mặt cảm quan, đồng thời làm cản trở quá trình quang hợp của các loài tảo, rêu…

Nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng các khu vực xung quanh, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng-phát triển các loại thủy sinh và các sinh vật sống tại khu vực

Tác động của nước thải chế biến thủy sản:

Ô nhiễm nước: Nước thải chứa các chất độc hại và chất dinh dưỡng có thể gây nên hiện tượng ô nhiễm nước. Điều này có thể dẫn đến tình trạng sự phát triển quá mức của tảo và sự thiếu oxi dưới nước, gây ra hiện tượng chết hóa học trong môi trường nước.

Tác động đến động vật biển: Các chất độc hại trong nước thải chế biến thủy sản có thể gây hại cho động vật biển. Chúng có thể gây ra các biểu hiện bệnh lý và giảm sự phát triển của các loài biển.

Ảnh hưởng đến sức kháng của hệ sinh thái: Ô nhiễm nước do nước thải chế biến thủy sản có thể gây suy yếu sự kháng cự của hệ sinh thái trước các tác nhân gây hại khác, chẳng hạn như biến đổi khí hậu và biến đổi sự sống biển đối với nhiều loài thủy sản.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản

Hiện nay, có nhiều các phương án công nghệ đưa ra đáp ứng phù hợp tình hình thực tế của doanh nghiệp, địa phương. Đúc kết từ nhiều năm kinh nghiệm, CCEP đưa ra quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản đảm bảo nhất, tin chắc rằng sẽ luôn đem lại cho Quý khách những hệ thống tiết kiệm tối đa chi phí, đồng thời đảm bảo chất lượng theo đúng quy định của nhà nước

Dưới đây một trong những công nghệ được đưa ra để tham khảo:

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản

Xử lý nước thải chế biến thủy sản
Xử lý nước thải chế biến thủy sản
Liên hệ ngay để nhận được 5% chiết khấu

Thuyết minh công nghệ:

Nước thải phát sinh tại các dây chuyền, phân xưởng theo các đường ống dẫn chảy tập chung về hệ thống xử lý. Tại đây nước thải đi qua thiết bị lọc rác tinh được giữ lại các chất rắn từ kích thước nhỏ như cá vụn đến những chất rắn có kích thước lớn như da, xương… Qúa trình này tránh việc tắc nghẽn hệ thống xử lý, đồng thời chất rắn thu được tận dụng các giai đoạn sản xuất khác của nhà máy.

Nước được chuyển qua bể lắng cát, cát và các chất rắn lơ lửng còn sót lại sẽ được giữ lại tại đây trước khi cho nước thải qua hệ thống tuyển nổi

Tại bể tuyển nổi các bọt khí nhỏ được tạo ra từ hỗn hợp khí và nước thải, nhờ các thiết bị gạt bọt chúng được tách ra ngoài đồng thời kéo theo dầu mỡ và các chất lơ lửng, bọt sau khi gạt được chứa riêng tại bể chứa bọt. Nước thải sẽ được chuyển vào bể điều hòa với nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm.

Qua hệ thống phấn phối dưới đáy bể nước từ bể điều hòa được chuyển qua bể kỵ khí bùn dòng chảy ngược. Nước thải sẽ được tiếp xúc với lớp bùn kỵ khí các quá trình phân giải các chất hữu cơ nhờ các quá trình thủy phân, axit hóa, aceteta hóa diễn ra tạo thành khí methane và các sản phẩm cuối cùng khác. Hiệu suất loại COD (BOD) đạt từ 55- 75%.

Nước thải chuyển qua bể thiếu kí để khử nito và phospho. Sau khi kết thúc quá trình nước sẽ được chuyển qua bể sinh học hiếu khí. Tại đây vi khuẩn chịu trách nhiễm phân hủy các chất hữu cơ còn lại có trong nước thải dưới sự hỗ trợ của máy thổi khí . Một phần bùn tại đây sẽ được bơm hồi lưu về bể thiếu khí để khử nito Hiệu suất loại COD (BOD ): 95-97%.

Nước thải sau khi được lắng sẽ chuyển qua bể lọc, dưới hỗ trợ của các lớp vật liệu lọc cặn, các chất hữu cơ hòa tan…còn sót lại sẽ được loại bỏ. Nước sau khi lọc sẽ được chứa trong bể, một phần sẽ được phục vụ quá trình rửa lọc khi cần thiết. Nước sẽ qua bể tiếp xúc và châm javen với liều lượng được tính toán trước đảm bảo chất lượng yêu cầu theo đường ống dẫn xả ra bên ngoài. Nước thải sau xử lý đảm bảo đạt QCVN 11-MT:2015/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN

Bùn hoạt tính tại bể lắng được đưa vào bể chứa, một phần được bơm tuần hoàn về bể thiếu khí nhằm duy trì mật độ bùn. Phần còn lại theo định kì sẽ được nén và đưa vào máy ép bùn cho ra thành phẩm bùn bánh khô được thu gom hoặc chôn lấp theo quy định.

ƯU ĐIỂM CÔNG NGHỆ:

  • Hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động, giảm chi phí nhân công
  • Hiệu quả xử lý cao
  • Quá trình vận hành đơn giản

Để được trợ giúp nhiều hơn về các hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản khách hàng có thể liên hệ Mr. Minh – 091.789.6633 để được giải đáp

Liên hệ ngay để nhận được 5% chiết khấu

Tìm hiểu về chúng tôi

  • Website: Công ty Môi trường CCEP
  • Theo dõi chúng tôi trên Facebook: Công ty Môi trường CCEP
  • Hotline: 091.789.6633
  • Email: ccep.vn@gmail.com
  • Xưởng sản xuất thiết bị: Xuân Trạch – Xuân Canh – Đông Anh – Hà Nội
  • VPĐD: Nhà NV 6.1 Khu đô thị Viglacera Hữu Hưng – 272 Hữu Hưng – Nam Từ Liêm – Hà Nội
5/5 - (1 bình chọn)